Câu hỏi:
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2014?
- Tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện những thủ tục nào?
- Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo, chốt thuế tại cơ quan thuế không?
Trả lời:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đơn giản thủ tục hành chính thuế, tiến tới rút ngắn thời gian làm thủ tục về thuế ở nước ta từ nay đến năm 2015 xuống ngang bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngày 10/10/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Nghị định quy định về thuế; Theo đó, việc cắt giảm, bỏ bớt những thủ tục hành chính thuế rườm rà không cần thiết, nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong việc thực hiện thu nộp NSNN theo đúng quy định của Luật quản lý thuế mà Quốc hội đã ban hành.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp từ 15/11/2014 được thực hiện như sau:
"- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh."
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Doanh nghiệp tham khảo toàn văn Thông tư số 151/2014/TT-BTC